Bất cứ ai học tiếng Trung cũng đều thắc mắc làm thế nào để viết chữ Hán chuẩn, nhanh và đẹp. Đặc biệt là những ai đang luyện bút pháp và thư pháp. Thực tế, có rất nhiều điều để nói về chữ viết tay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số phương pháp để viết chữ Hán tốt hơn nhé!
1. Có cần thiết phải luyện viết chữ Hán bằng tay?
Hiên nay, với sự hỗ trợ của công nghệ, hệ thống gõ tiếng Trung trên điện thoại và máy tính dựa vào pinyin đã khiến nhiều người suy nghĩ liệu có nên duy trì việc viết chữ Hán bằng tay nữa hay không? Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào mục tiêu của bạn. Nếu mục tiêu của bạn là chỉ là học tiếng Trung để giao tiếp, việc bỏ qua luyện viết bằng tay cũng không sao.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người học tiếng Trung đều mong muốn thành thạo hai kỹ năng Nói và Viết. Vì vậy, việc luyện viết chữ Hán là hoàn toàn cần thiết trong quá trình học. Nhất là khi bạn lựa chọn thi HSK trên giấy hoặc tham gia các kỳ thi tiếng thi Tiếng Trung có yếu tố viết trong đó.
2. Những yếu tố cần lưu ý khi luyện viết chữ Hán
Học quy tắc về thứ tự các nét của chữ
Trong tiếng trung có 8 nét cơ bản đó là: Ngang, Sổ, Chấm, Hất, Phẩy, Mác, Gập, Thẳng. Thứ tự viết như sau:
- Ngang trước, sổ sau.
- Phẩy trước, Mác sau
- Từ trái qua phải
- Giữa trước, hai bên sau
- Trên trước, dưới sau
- Ngoài trước, trong sau
- Vào nhà trước, đóng cửa sau
- Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng
Chú ý tỷ lệ giữa các bộ phận của chữ
Để viết chữ Hán đẹp, bạn cần lưu ý tỷ lệ giữa các nét cấu tạo nên chữ. Cách tốt nhất để cải thiện khoảng cách là luyện tập trên giấy kẻ ô vuông được thiết kế cho chữ viết tiếng Trung. Dưới đây là một vài quy tắc tiêu chuẩn về tỷ lệ.
- Sử dụng tỷ lệ 1/3 trái đến 2/3 phải. Các từ có gốc như “語 / 理 / 現 – 语 / 理 / 现” có một cái nhìn cân đối từ trái sang phải.
- Sử dụng tỷ lệ 2/3 trái sang 1/3 phải khi từ có nhiều nét hơn ở phía bên trái, như từ “彩 (cǎi).”
- Một số từ sử dụng tỷ lệ 1/4 trái, 1/4 trung tâm, 1/2 phải. Tỷ lệ 1: 1: 2 này cho sự cân bằng có thể được tìm thấy trong các ký tự như “謝 / 湖 / 做 – 谢 / 湖 / 做.”
Nắm vững gốc từ theo phương pháp chiết tự
Việc ghi nhớ gốc từ theo phương pháp chiết tự (chẻ chữ, phân tích chữ) giúp bạn dự đoán ngữ âm hoặc ngữ nghĩa của một từ mà bạn viết. Nói cách khác, bạn có thể suy ra ký tự sẽ phát ra âm thanh như thế nào hoặc có nghĩa là gì dựa trên chính ký tự đó. Ví dụ, nếu bạn lấy ký tự cho mẹ, “媽 / 妈”, thì bên trái “女” là thành phần ngữ nghĩa, trong khi ký tự cho ngựa, “馬 / 马” là thành phần ngữ âm.
Các gốc cơ bản và một số ví dụ về cách sử dụng của chúng là:
- 亻 (rén) – người – ví dụ:你 (ní) bạn
- 氵 (shuǐ) – nước – ví dụ: Sông 河 (hé)
- 日 (rì) – mặt trời, ngày – ví dụ:時 (shí) thời gian
- 月 (yuè) – mặt trăng, tháng – ví dụ:明 (míng) ngày mai
>> Xem thêm: 6 cuốn sách tự học tiếng Trung cho người mới bắt đầu
Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Ngay cả những người bản ngữ cũng phải vất vả để học hàng ngàn ký tự trong ngôn ngữ này. Giống như bất kỳ ngoại ngữ nào, thực hành luôn là yếu tố hàng đầu giúp bạn nhanh chóng thành thạo ngôn ngữ mà bạn đang học. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao biết cách viết chữ Hán lại rất quan trọng rồi chứ! Đây là một số mẹo để giúp bạn luyện tập viết chữ Hán đẹp hơn.
- Sử dụng giấy kẻ ô để thực hành. Bạn có thể tìm trên HanziGrids để tải và in những mẫu giấy kẻ ô rồi luyện viết chữ Hán!
- Hãy thử sao chép chữ viết tay của người bản xứ. Nhìn vào cách họ viết và bạn làm theo.
- Chia nhỏ thời gian để luyện tập. Bạn nên nhớ “Dục tốc bất đạt”. Dành 15 phút mỗi ngày để viết một hoặc hai trang chữ Hán. Sau 1 tháng hãy thử đối chiếu xem chữ viết của bạn đã thay đổi như thế nào.
Như bạn có thể thấy, viết chứ Hán phức tạp hơn so với nhiều ngôn ngữ khác. Nếu bạn có gõ một từ tiếng Việt thì cũng có thể biết cách viết như thế nào. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại so với tiếng Trung. Bạn có thể biết cách nói hoặc nhớ pinyin của từ này, nhưng chưa chắc bạn đã viết đúng. Vì vậy, viết chữ Hán đòi hỏi rất nhiều yếu tố và cần sự đầu tư đúng đắn để gặt hái thành công.
Để biết thêm về lộ trình và thông tin về các khóa học tiếng Trung, Quý phụ huynh và các học viên có thể liên hệ với Tiếng Trung STI_Vietnam qua: